Tiêu điểm nghành thép năm 2021

NỘI DUNG

Tiêu điểm Ngành Thép 2021

Giá quặng & sắt thép có nhiều biến động mạnh trong năm 2021, nhìn chung giá trung bình tăng mạnh so với mặt bằng giá 2020. Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Ngành Thép Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép 2021 tăng mạnh 124% so với năm 2020, trong đó sản lượng tăng 33%.

 

DIỄN BIẾN GIÁ QUẶNG & SẮT THÉP

Giá quặng sắt: Giữa T07/2021, giá quặng sắt vọt lên mức cao kỷ lục 220 USD/tấn, sau đó quay đầu giảm xuống chỉ còn khoảng 92 USD/tấn vào T11/2021 do Trung Quốc chủ trương cắt giảm sản lượng thép nhằm giảm khí thải năm 2021. Tuy nhiên, giá quặng sắt hiện đã tăng trở lại 41% so với giá tại ngày 9/11.Nguyên nhân giá quặng sắt nhích lên trong 2 tháng gần đây là do (i) nhu cầu nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tăng trở lại; (ii) mưa lớn ở Brazil có thể ảnh hưởng đến sản lượng của Vale (tập đoàn khai thác quặng lớn nhất thế giới), bùng phát đại dịch ở phía Tây Australia. (iii) nhu cầu mua trữ quặng (tồn kho nguyên liệu) của các nhà máy thép tăng khi giá xuống thấp.

Giá HRC & Thép xây dựngTrong gần suốt năm, chênh lệch giá HRC và thép xây dựng tại Trung Quốc, Mỹ và EU khá lớn. Tuy nhiên, từ giữa T11 đến nay diễn biến tại Trung Quốc & Mỹ có diễn biến ngược chiều nhau, nên chênh lệch giá đã được thu hẹp. Cụ thể, trong khi giá HRC & thép xây dựng tại Trung Quốc nhích lên, thì tại Mỹ giá các loại thép giảm nhiệt.

Giá thép trong nướcgần như theo sát diễn biến giá thế giới. Sau đợt điều chỉnh giảm giá bán vào đầu tháng 12, kể từ cuối T12 đến nay, các thương hiệu thép lớn trong nước đã có 2 đợt điều chỉnh tăng giá thép xây dựng vào 30/12/2021 và 17/01/2022. Giá sản phẩm thép dao động khoảng 16,410-17,050 đồng/kg tùy chủng loại và thương hiệu. Mức giá hiện này đã tăng ~3% so với mức giá điều chỉnh ngày 7/12/2021 và tăng ~15% so với cuối năm 2020, nhưng vẫn giảm ~8% so với mức cao giữa T05-2021.

XUẤT NHẬP KHẨU

Đặc biệt, 2021 là năm đầu tiên Ngành Thép Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại. Sản lượng xuất lần đầu vượt sản lượng nhập. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép 2021 tăng mạnh 124% so với năm 2020, trong đó sản lượng tăng 33%. Sự tăng trưởng sản lượng xuất khẩu này nhờ đóng góp lớn từ dự án Dung Quất của Hòa Phát (HPG), Gang thép Nghi Sơn và các DN tôn mạ.
Tuy nhiên, điểm lưu ý, dù vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, nhưng sản lượng xuất khẩu đã chậm dần kể từ T09-2021. Theo đó, sản lượng xuất khẩu Q4-2021 giảm -19% so với Q3-2021. Riêng trong tháng cuối năm, sản lượng xuất khẩu giảm -4%YoY và giảm -18%MoM.

TRIỂN VỌNG 2022:

Sản lượng bán hàng của các DN thép được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ cả sức cầu nội địa và khả năng xuất khẩu. Dự báo này dựa trên các yếu tố: (i) Nhu cầu thép thế giới được dự báo có thể duy trì mức tăng 2.2%-5% trong năm 2022, trong khi nguồn cung từ Trung Quốc có thể vẫn giảm nếu quốc gia này tiếp tục theo đuổi chính sách cắt giảm khí thải; (ii) Tiêu thụ nội địa 2022 có thể tăng nhờ quyết tâm của Chính phủ thúc đẩy tiến độ thi công và giải ngân các dự án công trọng điểm, và thị trường bất động sản được nhận định sẽ sôi động với số lượng dự án BĐS được triển khai xây dựng tăng.Tuy nhiên điểm lưu ý: Việc giảm thuế nhập khẩu MFN của một số sản phẩm thép XD, thép tấm từ 5% đến 10% sau ngày 30/12/2021 theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP sẽ phần nào tạo áp lực cạnh tranh lên các DN nội địa. Ngoài ra, giá bán được dự kiến sẽ kém tích cực hơn 2021.

  • —   Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, giá thép xây dựng tại Mỹ và EU được nhận định vẫn trong xu hướng giảm nhẹ trong 2-3 tháng tới, và sau đó giữ mức ổn định, ít biến động hơn so với 2021. Chênh lệch giá giữa các thị trường Mỹ, EU và Châu Á sẽ thu hẹp.
Nguồn: Trích Bản tin Ngành Thép Tháng 01-2022 của Vietdata

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *